Được sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chi Minh, Công ty IPC đã tổ chức nghiên cứu quy hoạch vùng Hiệp Phước thành các khu công nghiệp, cảng và đô thị hoàn chỉnh có tổng quy mô hơn 3.900 ha với tên gọi Khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Khu Công Nghiệp (1,300 ha): là khu kinh tế tập trung, trọng điểm, hiện đại của toàn khu vực miền Nam bao gồm:
+ Khu Công Nghiệp Hiệp Phước 1 (311ha): Di dời các cở sở sản xuất trong nội thành vào các khu công nghiệp
+ Khu Công Nghiệp Hiệp Phước 2 (597ha): Là nơi tập trung các ngành công nghệ hỗ trợ, cơ khí chính xác và công nghệ cao ít ô nhiễm
+ Khu Công Nghiệp Hiệp Phước 3 (393ha): Dịch vụ cảng – Logistics, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường
+ Khu đô thị Hiệp Phước(1,354 ha): Là đô thị vệ tinh sầm uất của TP.HCM tạo không gian sống hiện đại nhằm thu hút và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao tại chỗ cho khu vực Hiệp Phước
+ Khu cảng Hiệp Phước (384,71): Là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa, nâng cao khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực miền Nam
Nằm cuối Huyện Nhà Bè, hai mặt Đông và Nam được bao bọc bởi sông Soài Rạp. Khu Đô thị cảng Hiệp Phước có vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh thông thương ra biển Đông qua luồng Soài Rạp và kết nối trực tiếp với các tỉnh miền Tây và miền Đông cụ thể:
+ Cách cửa biển Đồng Tranh theo luồng Soài Rạp khoảng 40km, cửa Lòng Tàu theo luồng sông Lòng Tàu khoảng 69km.
+ Cách trung tâm thành phố khoảng 18km.
+ Cách các Khu công nghiệp tập trung lớn của thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An trong vòng bán kính 30 – 40km.
Khu vực Hiệp Phước có thể kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới giao thông liên vùng qua tuyến đường trục Bắc–Nam là một trong những trục Đô thị xuyên tâm và đường hướng tâm quan trọng nằm trong đề án “Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”. Trong tương lai, tuyến đường sẽ được mở rộng với tổng chiều dài là 11.3 km, kết nối Khu vực Hiệp Phước với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và mạng lưới giao thông liên quan, phục vụ việc phát triển Thành phố về phía Nam. Đồng thời, tuyến đường trục Bắc-Nam còn liên kết với các tuyến đường ngang theo thứ tự từ Bắc xuống Nam gồm:
• Đường vành đai 2 (đường Nguyễn Văn Linh) kết nối trực tiếp với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đường cao tốc Long Thành Dầu Dây đi các tỉnh phía Đông và phía Bắc;
• Đường vành đai 3 và đường vành đai 4 trong tương lai tăng cường kết nối giữa Đô thị Cảng Hiệp Phước với Quốc Lộ 1A và Quốc Lộ 50 và tương lai là sân bay Quốc Tế Long Thành
• Phía trên tuyến đường, Tuyến Metro số 4 cũng sẽ được đầu tư với điểm cuối là Khu Đô thị Cảng Hiệp Phước.
B. ĐƯỜNG THỦY
Nội địa:
Từ Khu Đô thị Cảng Hiệp Phước theo sông Soài Rạp có thể kết nối theo hai hướng:
• Đồng bằng sông Cửu Long thông qua sông Vàm Cỏ
• Khu vực phía trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đồng Nai thông qua sông Sài Gòn – Đồng Nai
Luồng tàu biển:
Tàu ra vào các Cảng trong Khu Cảng Hiệp Phước có thể đi theo hai tuyến luồng:
• Tàu tải trọng dưới 30.000 DWT đi theo tuyến luồng sông Lòng Tàu qua mũi Bình Khánh đến sông Soài Rạp.
• Tàu tải trọng đến 50.000 DWT đi theo tuyến luồng sông Soài Rạp qua cửa Soài Rạp.
C. ĐƯỜNG SẮT VẬN TẢI HÀNG HÓA
Căn cứ Quy hoạch giao thông, tuyến đường sắt hàng hóa sẽ đi dọc theo Tuyến vành đai 4 vào Khu Công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 3 phục vụ vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long tới khu cảng Hiệp Phước trong tương lai
Số 1489 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM
MST:0301052146
2017 © CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TÂN THUẬN (IPC). All rights reserved.